Dây thìa canh là một loại thảo dược thân thảo dạng dây leo, cao khoảng 6 – 10m, có nhựa mủ màu trắng. Thân có lỗ bì thưa ở bên trong, đường kính dài khoảng 3mm và được chia thành các lóng dài khoảng 8 – 12cm. Lá có chiều dài khoảng 6 – 7cm, rộng khoảng 2,5 – 5cm, phiến hình bầu dục, dạng trứng ngược. Trên đầu lá nhọn, có mũi, mặt dưới có các gân phụ. Những gân phụ này có số lượng khoảng 4 – 6 cặp, cuống dài 5 – 8mm. Nếu ở dạng khô, lá sẽ bị nhăn lại.
Hoa của loại thảo dược này có màu vàng, nhỏ. Mỗi bông cao khoảng 8mm, rộng khoảng 12 – 15mm, mọc thành xim dạng tán ở nách lá. Đài hoa có lông mịn và rìa lông, tràng không có lông ở mặt ngoài, mỗi tràng phụ có 5 răng. Quả đại, rộng ở nửa phía dưới, có độ dài khoảng 5,5cm. Hạt dẹp, lông mào dài chừng 3cm. Thông thường, dây thìa canh ra hoa vào tháng 7 và kết quả vào tháng 8. Khi chín, quả rơi xuống và tách làm đôi có hình dạng giống như chiếc thìa. Chính vì đặc điểm này mà dân gian gọi loại cây này là dây thìa canh hay cây muôi.
Dây thìa canh được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ. Theo các ghi chép, từ 2000 năm trước, người Ấn Độ đã biết sử dụng loại cây này để trị bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Nó phát triển nhất ở thung lũng Paltacot miền Trung Nam Ấn Độ. Ngoài ra, dây thìa canh cũng được tìm thấy ở các nước khác như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam.
Ở nước ta, dây thìa canh được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 2006 tại một số nơi ở các tỉnh miền Bắc như Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa. Người tìm ra loại cây này chính là TS. Trần Văn Ơn. Ông là trưởng bộ môn Thực vật – Đại học dược Hà Nội. Từ những vùng được tìm thấy đầu tiên, hiện nay loại cây này đã được quy hoạch và trồng thành vùng tại các tỉnh Thái Nguyên, Nam Định.
GS4 là hoạt chất có hoạt tính sinh học chính của dây thìa canh. Tên khoa học của hoạt chất này Gymnema Sylvestre kiềm hóa ở lần thứ 4. Nó bao gồm tổ hợp nhiều acid gymnemic – hoạt chất thuộc nhóm saponin triterpenoid. Đây là chất có khả năng kích thích quá trình sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy. Do đó làm tăng sản sinh insulin, tăng hoạt lực của insulin. Điều này sẽ giúp cơ thể tăng được khả năng cân bằng đường huyết. Ngoài ra, acid gymnemic còn có tác dụng ức chế hoạt động hấp thụ đường ở đường ruột do có cấu trúc giống đường glucose. Khi vào được đến đường ruột, acid gymnemic sẽ cạnh tranh với loại đường này và làm cho thụ thể ruột được lấp đầy. Từ đó, ngăn chặn không cho đường từ ruột vào trong máu. Acid gymnemic còn ức chế quá trình gan tân tạo glucose vào trong máu, kích thích sự hoạt động của các enzym có nhiệm vụ tiêu thụ, sử dụng đường tại các mô cơ. Vì thế mà nó có tác dụng hạ đường huyết.
Bên cạnh GS4, dây thìa canh còn chứa chất peptide Gumarin. Nếu nhai và nuốt lá thìa canh tươi, chất này làm cho lưỡi không thể hấp thụ được đường glucose. Gumarin còn tác động lên vùng dưới đồi và làm cho người bệnh không cảm nhận được vị đắng, vị ngọt. Nhưng khi được phơi khô hoặc nấu chín, tác dụng này bị mất.
Ngoài 2 thành phần trên, trong dây thìa canh còn chứa nhiều các hoạt chất khác, như: anthraquinone, flavone, hentri-acontane, α và β- chlorophylls, pentatriacontane, phytin, resins, acid tartaric, d-quercitol, acid formic, acid butyric, lupeol,… Khi chiết dịch của loại cây này, cho thấy có thành phần hoạt chất alcaloid.
Dây thìa canh có các tác dụng như sau:
- Tác dụng hạ đường huyết: Tác dụng này đã được ghi nhận khi làm thí nghiệm trên thỏ khi gây đường huyết cao bằng alloxan. Hoạt chất này có tác dụng làm suy giảm hoạt tính của enzym tân tạo đường. Đồng thời đảo ngược quá trình biến đổi thể trạng trong gan suốt giai đoạn tăng đường huyết.
- Làm mất cảm giác vị đắng, vị ngọt: Như đã được đề cập, nếu dùng ở dạng tươi thì dây thìa canh có khả năng làm mất đi cảm giác đối với vị đắng và ngọt. Tác dụng này do sự hoạt động của hoạt chất Gurmarin gây ra và kéo dài trong thời gian khoảng 2 – 3 giờ. Sau đó, chúng sẽ mất đi bởi tác dụng của chất kháng Gurmarin có trong huyết tương.
- Tác dụng hạ lipit máu Gurmarin: Dịch chiết từ loại thảo dược này có khả năng tác động lên lipit, tăng bài tiết sterol trung tính và sterol acid qua sự đào thải của phân. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng làm giảm lượng cholesterol toàn phần và Triglycerid trong có trong huyết tương.
- Rễ dùng trong các trường hợp bị rắn độc cắn, viêm mạch máu, trĩ và các vết thương khác.
Dây thìa canh được dùng cho các đối tượng sau đây:
- Người bị bệnh tiểu đường
- Bệnh nhân tiền tiểu đường, có biểu hiện tăng đường huyết.
- Những người bị huyết áp cao
- Người béo phì hoặc có ý định giảm cân
- Ngộ độc
Vì loại thảo dược này chưa được kiểm nghiệm độ an toàn khi dùng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Do đó, với những đối tượng này thì tốt nhất không nên uống nước dây thìa canh.
Cách dùng dây thìa canh chữa bệnh
Dây thìa canh được dùng để hỗ trợ điều trị các biểu hiện của bệnh tiểu đường, chữa lành vết thương, làm giảm lipit máu, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa… Tùy vào mục đích sử dụng mà cách dùng dây muôi cũng khác nhau. Dưới đây là những cách được dùng phổ biến:
Dạng thuốc sắc:
Với cách này, bệnh nhân chỉ cần chuẩn bị 4 – 6g dây thìa canh khô, đem sắc với khoảng 1 lít nước để uống hàng ngày. Nó có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và giải độc. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả chữa bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết, có thể kết hợp với cây Nở ngày đất. Ngoài ra nước sắc từ rễ của vị thuốc này cũng có tác dụng đáng kể trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh trĩ, viêm mạch máu.
Nước sắc của vị thuốc này có mùi thơm, dễ uống nên rất phù hợp để sử dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên lưu ý là chỉ dùng đúng theo liều lượng đã được chỉ định. Bởi nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.